Bối cảnh Mùa xuân Praha

Quá trình Phi Stalin hóa tại Tiệp Khắc đã bắt đầu từ thời cầm quyền của Antonín Novotný hồi cuối những năm 1950 và đầu 1960, nhưng diễn ra chậm hơn so với tại các nước xã hội chủ nghĩa khác thuộc Khối Đông Âu.[1] Sau khi Nikita Khrushchev lên cầm quyền, Novotný tuyên bố đã hoàn thành chủ nghĩa xã hội, và hiến pháp mới,[2] theo đó, đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc. Tuy nhiên, tốc độ thay đổi còn chậm chạp; việc hồi phục cho các nạn nhân thời Stalin, như những người bị kết án trong những vụ xét xử Slánský, có thể đã được xem xét ngay từ năm 1963, nhưng mãi đến năm 1967 mới diễn ra.[3] Khi chế độ nới lỏng các quy định, Hội nhà văn Tiệp Khắc bắt đầu thận trọng lên tiếng về sự bất bình, và trên tờ tạp chí của hội, Literární noviny, các thành viên cho rằng văn học phải độc lập với học thuyết của Đảng.[4]

Tháng 6 năm 1967, một phái nhỏ trong Hội nhà văn Séc có thiện cảm với những người xã hội chủ nghĩa cấp tiến, đặc biệt là Ludvík Vaculík, Milan Kundera, Jan Procházka, Antonín Jaroslav Liehm, Pavel KohoutIvan Klíma.[4] Vài tháng sau, tại một cuộc họp của đảng, một quyết định cần phải có biện pháp hành chính chống lại các tác giả công khai thể hiện ủng hộ sự cải cách được đưa ra. Bởi chỉ có một phần nhỏ của hội ủng hộ điều này, các thành viên còn lại được tin cậy để kỷ luật những người đồng nghiệp của họ.[4] Quyền kiểm soát với Literární noviny và nhiều nhà xuất bản khác được chuyển cho bộ văn hoá,[4] và thậm chí các thành viên của đảng sau này là những nhà cải cách chính—gồm cả Dubček—tán thành các động thái đó.[4]

Đầu thập niên 1960, Tiệp Khắc, khi ấy có tên chính thức là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (ČSSR), trải qua một cuộc suy giảm kinh tế.[5] Mô hình công nghiệp hoá của Liên xô bị áp dụng một cách kém cỏi vào Tiệp Khắc. Tiệp Khắc đã công nghiệp hoá từ trước Thế chiến II và mô hình Liên xô chủ yếu chỉ thích hợp với những nền kinh tế kém phát triển. Nỗ lực của Novotný nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, mô hình Kinh tế mới năm 1965, cũng thúc đẩy nhu cầu cải cách chính trị.[6]

Tới năm 1967, chủ tịch Antonín Novotný mất sự ủng hộ. Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản Slovakia, Alexander Dubček, và nhà kinh tế Ota Šik lên tiếng phản đối ông tại Uỷ ban Trung ương, và Dubček đã mời thủ tướng Liên xô Leonid Brezhnev tới Praha vào tháng 12 năm ấy.[7] Brezhnev ngạc nhiên trước mức độ sự phản đối chống lại Novotný và ủng hộ việc loại bỏ ông khỏi chức lãnh đạo Tiệp Khắc. Nhờ thế Dubček lên thay Novotný trở thành Bí thư thứ nhất ngày 5 tháng 1 năm 1968.[8] Ngày 22 tháng 3 năm 1968, Novotný từ chức chủ tịch và bị thay thế bởi Ludvík Svoboda, người sau này cho phép cuộc cải cách diễn ra.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùa xuân Praha http://books.google.ca/books?id=4eSR1rHg5_YC&dq=%C... http://books.google.ca/books?id=fWIEzbnmF6YC&dq=pr... http://www.bruceduffie.com/husa.html http://www.country-studies.com/czech-republic/the-... http://books.google.com/books?id=EEBkON-ySQUC&pg=P... http://www.imdb.com/title/tt0096332/ http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9B0... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C0... http://www.photius.com/countries/slovakia/economy/... http://www.prague-life.com/prague/prague-spring